Kỹ sư xây dựng: Tổng hợp những kiến thức, kỹ năng cần biết

1. Kỹ sư xây dựng là ai? Các loại kỹ sư xây dựng phổ biến

Kỹ sư xây dựng (tiếng anh: Construction Engineer) là người trực tiếp tư vấn, thiết kế, giám sát, quản lý các dự án liên quan đến xây dựng, đảm bảo chúng được triển khai theo đúng kế hoạch và tiến độ. Đồng thời, họ còn chịu trách nhiệm về thiết kế và đảm bảo an toàn cho các cấu trúc tạm thời được dựng lên trong quá trình xây dựng. Ngoài ra, kỹ sư xây dựng còn giám sát các vấn đề về ngân sách, quản lý tiến độ và truyền thông của dự án đang triển khai.


Bạn biết gì về vị trí công việc kỹ sư xây dựng?

Tùy vào các chuyên ngành đào tạo mà vị trí công việc của ngành nghề kỹ sư được phân loại cụ thể như sau:

– Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp.

– Kỹ sư xây dựng công trình quân sự.

– Kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi.

– Kỹ sư xây dựng công trình biển.

– Kỹ sư xây dựng cầu đường.

– Kỹ sư xây dựng đô thị.

– Kỹ sư vật liệu xây dựng.

– Kỹ sư thiết kế xây dựng.

– Kỹ sư xây dựng sân bay.

– Kỹ sư cơ khí xây dựng.

– Kỹ sư tin học xây dựng.

– …

2. Kỹ sư xây dựng làm gì? Mô tả công việc của kỹ sư xây dựng

Theo phân loại ngành nghề, có đa dạng vị trí kỹ sư xây dựng với nhiều tính chất, đặc thù công việc khác nhau. Tuy nhiên, xét trên phương diện chung thì những công việc mà họ cần làm đó là:

– Đánh giá mức độ khả thi của bản vẽ thiết kế và những yếu tố có ảnh hưởng nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật kịp thời.

 Phân tích bản báo cáo, bản đồ địa hình, tình hình khu vực khởi công xây dựng và một số dữ liệu liên quan khác để lên kế hoạch dự án.

– Xem xét và đánh giá những vấn đề liên quan đến giá trị xây dựng, tìm hiểu các quy định của Chính phủ, Nhà nước về an toàn trong xây dựng và dự đoán các nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường, phân tích rủi ro có thể xảy ra.

– Theo dõi và kiểm tra địa hình để xác định tính phù hợp cũng như độ vững chắc của nền móng công trình.

– Kiểm tra chất liệu, vật liệu xây dựng đã và đang được sử dụng trong công trình.

– Tư vấn cho chủ đầu tư hoặc khách hàng và giải quyết những vấn đề thiếu sót, phát sinh.

– Giám sát tiến độ thi công và lập báo cáo về tình hình dự án đang triển khai.

– Quản lý ngân sách mua trang thiết bị/nguyên vật liệu.

– Quản lý, điều hành các công việc tại công trường bao gồm: sửa chữa, bảo trì và thay thế các cơ sở hạ tầng đã hỏng hay xuống cấp.

– Đề xuất đặt thầu, báo cáo rủi ro, ước tính nguồn vốn và số lượng nhân công xây dựng với chủ đầu tư hoặc khách hàng.


Kỹ sư xây dựng làm gì?

3. Kỹ sư xây dựng học ngành gì và thi khối nào?

Chương trình học kỹ thuật xây dựng thuộc nhóm ngành kỹ thuật gồm nhiều môn tính toán. Ngành này thường tổ chức đăng ký tuyển sinh hai tổ hợp chính là khối A (Toán, Lý, Hoá) và khối D1 (Toán, Lý, Anh). Ngoải ra, một số trường cho phép bạn tuyển sinh theo các khối thay thế sau:

  • A1 (Toán, Lý, Anh)
  • B00 (Toán, Hóa, Sinh học)
  • C01 (Toán, Văn, Vật lý).
  • C1 (Toán, Văn, Lý)
  • D01 (Toán, Văn, tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *